QUY CHẾ CÔNG TÁC KHOA NHI

QUY CHẾ CÔNG TÁC KHOA NHI

I. Quy chế chung:

1. Thực hiện quy chế công tác khoa nội.

2. Một số công tác đặc thù của khoa nhi:

a. Khoa nhi là khoa lâm sàng điều trị các bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi.

b. Khoa được bố trí theo đơn nguyên, thiết kế riêng phù hợp với sinh lý bệnh và tâm sinh lý của từng lứa tuổi.

c. Có chế độ ăn thích hợp với bệnh lý và lứa tuổi của trẻ em.

II. Quy chế cụ thể:

1. Tại buồng khám bệnh chuyên khoa nhi của khoa khám bệnh:

a. Các thành viên của buồng khám bệnh chuyên khoa nhi phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh.

b. Một số công tác đặc thù khi khám bệnh chuyên khoa nhi.

- Trưởng khoa có trách nhiệm:

+ Bảo đảm các điều kiện, phương tiện phục vụ khám bệnh: dụng cụ khám bệnh phù hợp với lứa tuổi bệnh nhi: có tranh ảnh, đồ chơi cho trẻ em ngồi chờ.

+ Có đầy đủ dụng cụ vệ sinh sẵn sàng phục vụ bệnh nhi tại chỗ.

+ Cơ sở thoáng mát, đủ điện, nước, môi trường sạch sẽ, không có mùi hôi khai.

- Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:

+ Khi khám bệnh phải dựa vào cha mẹ, người nuôi dưỡng bệnh nhi, khai thác kỹ tiền sử bệnh.

+ Sử dụng các dụng cụ khám phù hợp với lứa tuổi bệnh nhi.

+ Kết hợp khám các chuyên khoa có liên quan và các phương tiện xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng.

2. Tại khoa điều trị:

a. Các thành viên của khoa đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội: khi mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp dù nhẹ, nặng phải tự giác không tiếp xúc với bệnh nhân.

Một số công tác đặc thù của khoa nhi:

b. Trưởng khoa nhi có trách nhiệm:

+ Sắp xếp bệnh nhi vào từng buồng bệnh, theo tính chất bệnh, nếu có điều kiện theo nhóm tuổi: trẻ sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi và trẻ trên 3 tuổi.

+ Bố trí buồng cách ly cho trẻ mắc bệnh truyền nhiễm.

+ Buồng cấp cứu riêng, dụng cụ cấp cứu phù hợp với lứa tuổi.

+ Các phác đồ cấp cứu và bảng chỉ số tổng hợp theo dõi chỉ số sinh tồn, các diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng cụ thể từng bệnh.

+ Bố trí nơi pha sữa, nước dinh dưỡng cho bệnh nhi.

c. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

- Theo dõi sát sao các diễn biến lâm sàng, ghi đầy đủ các triệu chứng điển hình.

- Xử lý kịp thời các diễn biến nặng như: sốt cao co giật, mất nước rối loạn điện giải, ngạt thở tím tái…

- Tiến hành thủ thuật tại buồng riêng, tránh gây cho trẻ sợ hãi.

- Bảo đảm buồng điều trị có đồ chơi, tranh ảnh cho bệnh nhi.

d. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:

- Thực hiện đúng y lệnh.

- Cho bệnh nhi ăn theo chế độ bệnh lý và lứa tuổi.

- Dành thời gian hàng ngày tuyên truyền giáo dục các bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ, cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em và đề phòng bệnh tật.

e. Hộ lý có trách nhiệm:

- Lau chùi buồng bệnh hàng ngày, bảo đảm sạch sẽ, hàng tuần phải được khử khuẩn.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh: bô, khăn thấm; bảo đảm môi trường sạch sẽ không có mùi hôi khai.

- Chuẩn bị đầy đủ nước sinh hoạt, nước nóng cho bệnh nhi.

- Giải thích, nhắc nhở người nhà ở lại chăm sóc bệnh nhi phải mặc quần áo của bệnh viện và thực hiện đúng nội quy của khoa. 

 

Gửi bình luận

Họ và tên* Email*
Nội dung*